Các xét nghiệm đặc biệt để theo dõi sức khỏe thai nhi

Siêu âm Doppler được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch rốn

Trong thời gian mang thai, để đảm bảo cho người mẹ và sức khỏe thai nhi, thai phụ cần thực hiện các hình thức xét nghiệm khác nhau. Dưới đây,là các thông tin hữu ích về những xét nghiệm đặc biệt giúp theo dõi sức khỏe thai nhi.

1. Tại sao các xét nghiệm đặc biệt là cần thiết trong khi mang thai?

Các xét nghiệm đặc biệt khi mang thai thường được thực hiện khi có nguy cơ biến chứng thai kỳ hoặc thai chết lưu. Thai phụ nên làm các xét nghiệm đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Mang thai nguy cơ cao nếu một phụ nữ đã bị biến chứng ở lần mang thai trước hoặc có vấn đề về sức khỏe như đái tháo đường hoặc bệnh tim.
  • Các vấn đề khi mang thai, chẳng hạn như các vấn đề về phát triển của thai nhi, nhạy cảm Rh hoặc huyết áp cao.
  • Giảm chuyển động của thai nhi.
  • Mang thai đã quá 42 tuần (thai già tháng).
  • Đa thai kèm những biến chứng nhất định

2. Nên thực hiện các xét nghiệm vào thời điểm nào của thai kỳ?

Khi mang thai, các xét nghiệm đặc biệt thường được bắt đầu giữa tuần 32 và 34 của thai kỳ. Trong một vài trường hợp, các xét nghiệm có thể được bắt đầu sớm hơn nếu xảy ra các vấn đề đặc biệt nghiêm trọng hoặc có nhiều yếu tố rủi ro khi mang thai.
Tần suất các xét nghiệm được thực hiện tùy thuộc vào kết quả của xét nghiệm hoặc tình trạng dẫn đến làm xét nghiệm (tình trạng ổn định hay không). Các xét nghiệm sẽ được lặp lại hàng tuần (có thể là 2 lần/tuần trong một số trường hợp nhất định).

3. Có những loại xét nghiệm đặc biệt nào?

Các xét nghiệm được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi bao gồm:

– Kiểm tra số lần chuyển động của thai nhi

Nếu cảm thấy sự chuyển động của thai nhi giảm đi so với mức bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ theo dõi cử động thai nhi. Bà bầu có thể tự đếm số lần cử động thai nhi (số lần đạp) tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Có thể đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, nếu bận thì ít nhất một lần trong ngày. Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút và ba lần mỗi ngày

– Xét nghiệm Nonstress test (NST): test không đả kích

Non-stress test là một hình thức xét nghiệm không đau, được thực hiện khi mang thai để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của thai nhi khi bé đang nghỉ ngơi và lúc đang vận động.

Mẹ bầu có thể đến các bệnh viện sản phụ khoa uy tín hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm này. Khi xét nghiệm, thai phụ sẽ nằm ngả xuống giường và thường mất ít nhất 20 phút để hoàn thành xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đeo quanh bụng bạn một dây thắt lưng mang bộ phận cảm thụ để đo nhịp tim thai nhi. Nhịp tim thai sẽ được ghi lại bằng máy.

Kết quả được cho là bình thường hay có đáp ứng nếu nhịp tim của bé tăng nhanh đến một mức nhất định từ 2 lần trở lên, mỗi lần trong vòng 20 phút.

Kết quả không đáp ứng nghĩa là nhịp tim bé không đủ lần tăng nhịp được thực hiện trong khoảng thời gian 40 phút. Điều này xảy ra là do thai nhi không hoạt động hoặc ngủ trong lúc xét nghiệm, do mẹ bầu dùng một số loại thuốc hoặc thai nhi không nhận đủ oxy. Nếu điều này xảy ra, xét nghiệm có thể kéo dài thêm 40 phút nữa, hoặc thai nhi sẽ được kích thích để cử động bằng âm thanh được phát ra trên bụng mẹ.

– Kiểm tra trắc đồ sinh vật lý

Trắc đồ sinh vật lý (BPP) có thể được thực hiện nếu kết quả của các xét nghiệm khác không chắc chắn. Xét nghiệm này sẽ dựa vào một hệ thống thang điểm để đánh giá sức khỏe của thai nhi trong năm lĩnh vực sau:

1. Nhịp tim thai nhi

2. Chuyển động thở của thai nhi

3. Chuyển động cơ thể của thai nhi

4. Trương lực cơ của thai nhi

5. Lượng nước ối

Mỗi lĩnh vực sẽ được cho điểm từ 0- 2 và tổng số điểm cho cả năm lĩnh vực trên tối đa là 10 điểm.

• Trắc đồ sinh vật lý được thực hiện như thế nào?

Một BPP bao gồm theo dõi nhịp tim của thai nhi (giống như cách thực hiện của test không đả kích) và siêu âm. Trong quá trình thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ dùng một đầu dò di chuyển nhẹ nhàng trên bụng người mẹ khi đang nằm hoặc ngồi dựa lưng. Đầu dò này tạo ra một sóng âm, sẽ dội lại khi ra khỏi các cấu trúc bên trong cơ thể. Đầu dò sẽ tiếp nhận những âm dội này, sau đó chuyển chúng sang hình ảnh chiếu trên màn hình để kỹ thuật viên quan sát.

• Ý nghĩa của kết quả trắc đồ sinh vật lý

Từ 8- 10 điểm tức là trẻ khỏe mạnh. Nếu kết quả đạt 6 điểm thì không đủ rõ ràng để kết luận có bất thường hay không. Trong trường hợp này, bà bầu cần tùy thuộc vào thời gian mang thai để làm một xét nghiệm BPP khác trong vòng 12- 24 giờ tiếp theo, hoặc có thể quyết định sinh em bé. Từ 4 điểm hay thấp hơn nghĩa là bé đang có vấn đề và thai phụ cần làm xét nghiệm sâu hơn hoặc em bé có thể sinh ngay lập tức.

Bất kể điểm số là bao nhiêu, nhưng nếu không đủ lượng nước ối thì bà bầu cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn hoặc xem xét việc cho sinh đứa trẻ.

Trắc đồ sinh vật lý cải tiến

Một BPP cải tiến được thực hiện vì những lý do tương tự như xét nghiệm BPP. Xét nghiệm này là sự kết hợp giữ xét nghiệm không đả kích với đánh giá nước ối được thực hiện bằng siêu âm. Mặc dù nó ít phức tạp hơn nhưng độ hữu ích trong chuẩn đoán sức khỏe thai nhi ngang bằng với BPP.

• Cách thực hiện trắc đồ sinh vật lý cải tiến

Nhịp tim của thai nhi được theo dõi giống như cách thực hiện đối với xét nghiệm không đả kích. Siêu âm được sử dụng để đo lượng nước ối có trong bốn vùng của tử cung.

• Ý nghĩa kết quả xét nghiệm trắc đồ sinh lý cải tiến

Nếu kết quả là không phản ứng, có nghĩa là thai nhi không được nhận đủ oxy. Kết quả đo lượng nước ối cho biết nhau thai hoạt động tốt như thế nào. Nếu dịch ối ít, có thể là do có vấn đề về máu lưu thông trong nhau thai. Test BPP đầy đủ hoặc test co thắt đả kích có thể cần thiết để xác nhận kết quả.

Kiểm tra co thắt đả kích

• Kiểm tra co thắt đả kích là gì?

Bài kiểm tra này giúp bác sĩ xem nhịp tim của thai nhi phản ứng như thế nào khi tử cung co lại. Kiểm tra co thắt đả kích đôi khi được sử dụng nếu kết quả của các kiểm tra khác là dương tính hoặc không rõ ràng.

• Kiểm tra co thắt đả kích được thực hiện như thế nào?

Khi xét nghiệm, một đai thắt lưng đeo quanh ngang bụng được gắn các bộ phận cảm biến giúp phát hiện nhịp tim thai và sự co thắt của tử cung. Để làm tử cung co thắt nhẹ, bạn có thể xoa nhẹ núm vú thông qua lớp áo hoặc sẽ được cho dùng oxytocin.

• Ý nghĩa kết quả của kiểm tra co thắt đả kích

Sẽ cho ra kết quả bình thường (âm tính) nếu nhịp tim thai không giảm sau khi tử cung co thắt. Nếu nhịp tim thai giảm sau hầu hết các đợt co thắt tử cung thì kết quả là dương tính. Kết quả có thể không rõ ràng hoặc không đáp ứng khi không đủ cơn co thắt tử cung.

Siêu âm Doppler động mạch rốn

Siêu âm Doppler được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch rốn- một mạch máu nằm trong dây rốn. Ngoài ra, siêu âm Doppler còn được sử dụng với các xét nghiệm khác khi thai nhi có dấu hiệu phát triển không tốt.

• Siêu âm Doppler động mạch rốn được thực hiện như thế nào?

Khi thực hiện siêu âm, người mẹ sẽ ở tư thế nằm hoặc ngồi dựa lưng. Một đầu dò được lăn nhẹ nhàng trên bụng để phát ra các sóng âm. Hình ảnh của động mạch đang được kiểm tra sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính.

• Kết quả siêu âm Doppler có ý nghĩa gì?

Một kết quả xét nghiệm bình thường sẽ cho thấy lưu lượng máu bình thường trong động mạch rốn. Nếu xét nghiệm cho thấy có vấn đề với lưu lượng máu trong nhau thai, điều đó có nghĩa là có sự giảm lượng oxy được cung cấp cho thai nhi.

Siêu âm Doppler được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch rốn
Siêu âm Doppler được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch rốn

Tại Phòng Khám Sản Phụ Khoa 479, với trang thiết bị hiện đại nhất, máy siêu âm 5D thế hệ mới cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và can thiệp trước sinh sẽ là địa chỉ tin cậy để theo dõi sản khoa và khám phát hiện sớm các dị tật thai nhi.

 

 

Phòng Khám Phụ sản 479

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.